Đeo hàm duy trì là công đoạn cần thiết khi niềng răng
Nhu cầu thẩm mỹ trong xã hội ngày càng tăng nhanh, thế nên ai cũng muốn có một hàm răng đều và đẹp. Và kỹ thuật niềng răng ra đời để giúp bệnh nhân có được một hàm răng đều như ý muốn. Việc niềng răng đòi hỏi rất nhiều yếu tố từ kỹ thuật, cho đến chế độ chăm sóc của bệnh nhân và trong đó quan trọng nhất vẫn là việc đeo niềng răng duy trì.
Hiểu thế nào về đeo hàm duy trì khi niềng răng?
Đeo hàm duy trì được áp dụng sau quá trình niềng răng. Đây là tên gọi dùng chung cho các loại dụng cụ hỗ trợ cho bệnh nhân, giúp cho răng nhanh chóng ổn định và mang lại kết quả cao sau khi hoàn thành quá trình niềng răng.
Hàm duy trì nhiều kiểu dáng, hình dạng và được làm từ nhiều loạt vật liệu khác nhau. Đôi khi là khay nhựa, móc kim loại, hay khung cố định, hàm duy trì này sẽ được bệnh nhân đeo sau khi tháo mắc cài niềng răng.
Những tác dụng của việc đeo hàm duy trì khi niềng răng
Tác dụng của việc đeo hàm duy trì đến kết quả niềng răng của bệnh nhân là rất tốt, vì sau khi hàm răng trải qua một đợt chịu lực siết, dẫn đến răng và xương hàm trở nên rất nhạy cảm, yếu hơn bình thường, hơn nữa răng của bệnh nhân còn chưa ổn định trong xương ổ răng. Tuy nhiên, trong cuộc sống thường ngày bệnh nhân vẫn phải có quá trình ăn nhai nên cần phải có một dụng cụ để bảo vệ kết quả niềng răng, tránh cho các răng bị xô lệch ra khỏi vị trí mới, sai lệch cho thế răng và chiều răng. Đó chính là lý do lớn nhất khiến bệnh nhân nên sử dụng hàm duy trì sau khi niềng.
Vai trò của hàm duy trì là không thể bàn cãi
Hàm duy trì được sử dụng sau khi bệnh nhân đã tháo mắc cài, chính lúc này hàm răng đã có những kết quả nhất định về sự đều đặn cũng như tỷ lệ tương quan các khớp cắn chuẩn, và đạt độ thẩm mỹ cao nhất, tuy nhiên thời điểm này độ ổn định của răng vẫn chưa cao.
Cần lưu ý gì khi đeo hàm duy trì?
Bệnh nhân nên nắm rõ những lưu ý khi đeo hàm duy trì để đảm bảo quá trình này đạt hiệu quả cao nhất.
Có 3 lưu ý lớn mà bệnh nhân cần chú ý tuân theo:
Về thời gian đeo hàm duy trì sau khi niềng răng
Thời gian đầu khi vừa thay thế hàm duy trì niềng răng bệnh nhân cần phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt tức là phải đeo hàm duy trì suốt 24 giờ mỗi ngày.
Thời gian này sẽ còn kéo dài trong khoảng 3 tới 4 tháng. Sau đó thời gian đeo hàm duy trì hàng ngày sẽ được giảm xuống. Bệnh nhân không nhất thiết phải đeo hàm duy trì 24 tiếng mỗi ngày nữa mà giảm dần thời gian xuống còn khoảng 20 giờ và càng đi về cuối giai đoạn thì thời gian đeo hàm mỗi ngày sẽ càng ngắn đi.
Về cách tháo lắp hàm
Bệnh nhân có thể lựa chọn sử dụng hàm duy trì tháo lắp hoặc hàm duy trì cố định. Với hàm duy trì cố định thì bác sĩ niềng răng sẽ cố định và vít hàm chắc chắn vào răng nên bệnh nhân không thể tự tháo ra được mà phải chờ sự điều chỉnh của bác sĩ theo lịch hẹn tái khám.
Hàm duy trì tháo lắp cực kỳ thuận tiện
Còn với loại hàm duy trì tháo lắp thì bệnh nhân có thể tháo rời ra và lắp vào theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để thuận tiện hơn trong quá trình vệ sinh và ăn uống.
Đảm bảo an toàn cho nướu và các mô mềm thì bệnh nhân phải thực hiện các thao tác tháo lắp nhẹ nhàng và thứ tự từng bước một như chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, ở giai đoạn đầu bệnh nhân nên thực hiện các thao tác thật chậm rãi để tránh sai sót.
Về cách vệ sinh răng miệng khi đeo hàm duy trì
Bất kể là sử dụng hàm duy trì cố định hay hàm duy trì tháo lắp thì bệnh nhân cũng phải thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ.
Đối với hàm duy trì có thể tháo lắp thì sau khi vệ sinh xong bệnh nhân phải cẩn thận cất vào hộp đựng nếu không sử dụng luôn tránh rơi rớt, tác động mạnh từ bên ngoài dẫn đến vỡ hoặc hư hỏng.
Ngoài ra, quá trình vệ sinh hàm duy trì tháo lắp còn giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn bên ngoài thông qua phần hàm duy trì được tháo ra và lắp vào nhiều lần.